Tham Khảo

 

HAI LÝ DO KHIẾN ĐẢNG CS KHÔNG DÁM KIỆN TÀU CỘNG!

SoTC

Phạm Khánh Chương

Lý do thứ nhất: Sợ Tàu Cộng sẽ tung ra những bằng chứng đã thỏa thuận trong bóng tối từ trước của lãnh đạo hiện nay cũng như lãnh đạo tiền nhiệm.

Lý do thứ hai: Sợ Tàu Cộng tiết lộ những vụ tham ô, móc ngoặc tài sản đất nước giữa các cấp lãnh đạo cao cấp nhất của VN hiện nay với các tập đoàn KT do Tàu Cộng làm chủ.

Đó là hai lý do sinh tử khiến đảng CS không dám kiện.

Từ trước đến nay, đảng CSVN luôn luôn khẳng định VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; Các chuyên gia VN trong và ngoài nước đa số đều nêu lý do chính đáng nên tiến hành vụ kiện;

Ngoài ra, tại các hội nghị, diển đàn quốc tế, VN hiểu rõ thế giới ũng hộ VN cả “tình lẫn lý” trong vấn đề tranh chấp hiện nay, nhưng dù đang ở trong hoàn cảnh bị Tàu Cộng uy hiếp hạ nhục, bị mất uy tín nghiêm trọng với dân chúng, đảng CSVN vẫn không dám tiến hành vì họ hiểu rõ hơn ai hết, công hàm Phạm Văn Đồng, bản đồ thế giới, sách giáo khoa chỉ là màn dạo đầu của Tàu Cộng.

Lý do thứ hai, trong vấn đề kinh tế, ai cũng biết những công trình trọng điểm, rừng đầu nguồn, khoán sản quan trọng, những công trình thi nhau đội giá “lên trời” đều do nhà thầu Trung Quốc đãm nhận. Hầu như tất cả các ngành công, lâm, ngư nghiệp cho tới khoáng sản đều có bàn tay nhớp nhúa thao túng của Tàu Cộng mà Tàu là bậc thầy hối lộ và sự tham lam của quan chức VN cũng bậc nhất thế giới, thế mà từ trước đến nay những vụ đòi hối lộ với Tàu chưa bao giờ bị lậy tẫy.

Nguyễn Sinh Hùng từng phát biểu trước Quốc Hội “….nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc…” Câu này không nhắm vào cán bộ cấp dưới mà nhắm vào cán bộ, lãnh đạo cấp cao của đảng. Những vụ phanh phui và trừng phạt tham nhũng sẽ chỉ làm tăng uy tín của đảng, nhưng với điều kiện, điều đó chỉ xãy ra với cấp dưới, nhưng với cấp cao, lại là cấp cao chót vót, thì lại làm giảm uy tín của đảng trầm trọng. Không ai tin rằng, những công trình trọng điểm, khai thác đất đất đai quan trọng mà lãnh đạo TW của đảng CS không biết, hoặc chỉ thò tay ký với tấm lòng trong sạch, không nhận “lại qủa” từ Tàu, mà Tàu thì từ trước tới nay, đối với VN, chưa việc gì nó không dám làm!

Hai lý do trên là tử huyệt của đảng CSVN, là con bài tẩy của Tàu Cộng. Hãy thử tưởng tượng, trong lúc nguời dân VN đang sôi sục với tình hình kinh tế, biển đảo, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, Tàu Cộng đưa ra những bằng chứng bán nước, những bằng chứng nhận hối lộ của tập thể các lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN qua các tập đoàn lợi ích của đảng, thì không ai có thể biết lòng dân sẽ cuồng nộ tới mức nào?

Với truyền thống của người VN, những hành động hay những kẽ bán nước, phản bội tổ quốc thì dù ngàn năm sau cũng không thể tha thứ. Quay trở lại với dân tộc, ăn năn, thú tội để không phạm tội nữa là con đường duy nhất mà đảng CSVN hiện nay phải “phấn đấu” để đi chứ không phải con đường tiếp tục “xây dựng ý thức hệ” nô lệ và ảo tưởng.

Phạm Khánh Chương

Trí Nhân Media

***********************************************************************

Sự im lặng khó hiểu của ASEAN về vùng phòng không Trung Quốc

Hai hãng hàng không dân sự trong khối ASEAN là Singapore Airlines và Thai Airways cho biết tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc - AFP

Hai hãng hàng không dân sự trong khối ASEAN là Singapore Airlines và Thai Airways cho biết tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc – AFP

Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Úc. Các nước này bày tỏ sự bất bình hoặc chỉ trích Bắc Kinh làm cho tình hình khu vực thêm căng thẳng. Nhưng cho đến nay, Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN vẫn im hơi lặng tiếng một cách khó hiểu.

Khi lập vùng phòng không, Trung Quốc không hề tham khảo trước các nước láng giềng hoặc Hoa Kỳ. Điều này cho thấy Bắc Kinh quyết tâm tiến hành đơn phương các hoạt động vì lợi ích riêng của mình, đặc biệt trong vấn đề biên giới, lãnh thổ.

Giới chuyên gia về Đông Nam Á rất quan tâm đến khả năng liệu Trung Quốc có lập một vùng phòng không tương tự tại Biển Đông hay không. Dường như đoán trước được câu hỏi này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) đã tuyên bố : « Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không khác, vào thời điểm thích hợp, sau khi hoàn tất các chuẩn bị cần thiết ».

Ba ngày sau khi tuyên bố lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh điều hàng không mẫu hạm Liêu Ninh xuống Biển Đông.

Trước các tín hiệu này, ASEAN vẫn không hề có phản ứng. Chỉ có ba hãng hàng không dân sự, trong đó có hai công ty thuộc khối ASEAN là Singapore Airlines và Thai Airways, hãng thứ ba là Qantas Airways của Úc đều cho biết sẽ tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc khi đi qua vùng phòng không.

Vài ngày sau, Ngoại trưởng Philippines lên tiếng cảnh báo là Trung Quốc có thể tìm cách kiểm soát không phận trên Biển Đông. Thông cáo chung của Thượng đỉnh kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật – ASEAN chỉ đề cập một cách gián tiếp đến hành động của Trung Quốc, rằng các bên « đồng ý tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo sự tự do bay trên bầu trời và an ninh hàng không dân sự, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ».

Theo nhà phân tích Dylan Loh Ming Hui, thuộc trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế Rajaratnam, đại học Nanyang Technological University, Singapore, thì có ba nguyên nhân giải thích phản ứng chậm trễ của ASEAN.

Trước tiên, dường như lãnh đạo các nước ASEAN muốn áp dụng chính sách « Chờ xem ». Có thể họ nghĩ rằng, tại sao lại chấp nhận rủi ro chọc tức Trung Quốc và làm cho tình hình thêm xấu đi, trong lúc những nước lớn hơn, có ảnh hưởng hơn lại không chủ trương đối đầu với Bắc Kinh.

Nguyên nhân thứ hai là một số nước trong ASEAN cho rằng vùng phòng không Trung Quốc tác động rất ít đến Hiệp hội – và như vậy, không có lý do gì để lo ngại – bởi vì tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Hoa Đông hoàn toàn khác với tranh chấp ở Biển Đông.

Nguyên nhân thứ ba là do cơ chế ra quyết định của ASEAN đòi hỏi phải có sự đồng thuận trong toàn khối. Do vậy, rất khó có được một câu trả lời chung, nhất là các nước thành viên có các quan điểm khác nhau về Trung Quốc.

Phản ứng chậm trễ của ASEAN làm cho Trung Quốc hiểu rằng việc lập vùng phòng không được chấp nhận và sẽ khuyến khích Bắc Kinh hành động tiếp ở những nơi khác. Nếu đã lập được vùng phòng không ở biển Hoa Đông, nơi mà tình hình căng thẳng hơn, quan hệ với Nhật Bản xấu hơn, thì có trở ngại gì mà không làm tiếp ở Biển Đông, nơi mà tình hình tương đối yên ổn hơn ?

Vả lại, cách hành xử của Trung Quốc ở biển Hoa Đông không khác gì so với tại Biển Đông, như điều động tàu hải giám, ngư chính, máy bay xâm nhập vào các vùng đang có tranh chấp.

Theo giới chuyên gia, ASEAN cần có tiếng nói chung, bày tỏ mối lo ngại và yêu cầu Trung Quốc cho biết có ý định lập vùng phòng không ở Biển Đông hay không. Nếu Bắc Kinh trả lời một cách mơ hồ, hoặc tiêu cực, thì ít ra, ASEAN có thời gian để thương lượng nội bộ, cùng nhau đưa ra kế hoạch đối phó chung.

ASEAN có một số cơ chế để giải quyết các tranh chấp, như Hiệp ước bất tương xâm 1976 mà Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ đều tham gia hay tuyên bố chung 2002 về ứng xử của các bên tại Biển Đông – DOC, nhưng chưa đủ và không hiệu quả.

Nếu ASEAN không có tiếng nói và hành động chung, thể hiện tình đoàn kết nội bộ, thì ít có khả năng ngăn chặn được Trung Quốc tìm cách thống trị vùng trời Biển Đông và ở những nơi khác.

***********************************************************************

Bắc Kinh càng khiêu khích, Tokyo càng lên tinh thần võ sĩ đạo

Đơn vị phòng thủ trang bị tên lửa Patriot (PAC-3) trước Bộ Quốc phòng tại Tokyo - REUTERS /Toru Hanai/Files
Tú Anh  (RFI)

Hàng trăm vụ báo động phòng không trong năm 2013. Hàng không mẫu hạm ngụy trang thành tàu khu trục được hạ thủy. Một Thủ tướng với diễn văn mang dấu ấn tinh thần bảo quốc an dân. Hơn nửa thế kỷ sau thảm bại quân sự trong thế chiến thứ hai và bị trói buộc trong bản Hiến pháp chủ hòa, tinh thần samourai của quân đội Nhật đang hồi sinh vì thái độ đáng ngờ của láng giềng Trung Quốc.

 Đầu tuần này, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe thông báo kế hoạch quốc phòng cho năm năm tới lên gần 240 tỷ đôla, tăng 5% so với chi phí quân sự 2012, đã được tăng 2% sau 11 năm không thay đổi. Chuyện gì đã làm cho một quân đội chỉ có 250.000 quân, từ 60 năm nay bị trói buộc vào bản Hiến Pháp hòa bình phải biểu dương lực lượng, phô trương cơ bắp ?

“Nước Nhật trỗi dậy”. Tạp chí Time của Mỹ đã nhận định một cách báo động không phải là không có lý do. Trong vòng ba tháng từ tháng Tư cho đến tháng Sáu năm 2013, không quân Nhật đã 69 lần báo động cho máy bay chiến đấu cất cánh khẩn cấp để xua đuổi máy bay Trung Quốc xâm nhập quần đảo Senkaku/ Điếu ngư.

Tháng Chín, lần đầu tiên Trung Quốc cho một oanh tạc cơ và một máy bay trinh sát không người lái (drone) tiến thật gần không phận Nhật Bản. Loại « drone » này từng được được một viên chức Trung Quốc khoe khoang hiệu năng phóng rocket sát hại một trùm ma túy Miến Điện ở khu tam giác vàng sau khi một tàu tuần tra biên giới của Trung Quốc trên sông Mekong bị tấn công hồi năm ngoái.

Theo giới quan sát , hơn bao giờ hết, phi công Nhật Bản phải trực diện với những hiểm nguy càng lúc càng cao. Ngoài đe dọa của Trung Quốc, cũng trong giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Sáu năm nay, không quân Nhật còn phải đối phó với máy bay Nga (31 lần) và Bắc Triều Tiên (9 lần). Trả lời phỏng vấn của tạp chí Time, một phi công F-15 Nhật Bản tuyên bố « mỗi lần cất cánh là mỗi lần có cảm tưởng góp phần bảo vệ đất nước ».

Tình trạng phải thường xuyên đối phó với các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên biển và trên không, đặc biệt là từ khi tàu chiến Trung Quốc chĩa ra-đa tác xạ tên lửa vào một trực thăng và một tàu tuần dương Nhật Bản trong hải phận quốc tế và gần đây nhất là « vùng phòng không » trên biển Hoa Đông, Tokyo đã ưu tiên gia tăng chi tiêu quân sự mặc dù ngân sách eo hẹp.

Theo nhận định của chuyên gia Pháp Edouard Pflimfin của Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế IRIS : Thủ tướng Nhật có quyết tâm tăng cường sức mạnh quân đội ». Từ một năm nay, Nhật Bản liên tục trang bị thêm vũ khí chiến lược : hàng không mẫu hạm trực thăng, khu trục hạm chống tên lửa và phòng không Aegis, hạ thủy chiếc khu trục hạm khổng lồ Izumo có đường băng tiếp nhận máy bay như một hàng không mẫu hạm.

Viện nghiên cứu chiến lược IISS đánh giá « Đội quân Tự vệ của Nhật, là quân lực tân tiến nhất tại Á châu », cho dù chỉ có 250.000 quân.

Sự kiện Trung Quốc, qua tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Cảnh Yến Sinh lên án Nhật Bản « viện cớ bị Trung Quốc đe dọa » để tăng cường vũ trang, cho thấy Bắc Kinh đang lo ngại. Đài truyền hình Phượng Hoàng ở Hồng Kông có lập trường thân Bắc Kinh phải nhận định : nếu có chiến tranh, tàu sân bay Liêu Ninh và các hạm đội Trung Quốc sẽ không đủ sức đối đầu với khả năng tác chiến của hải quân Nhật.

Theo chuyên gia Edouard Pflimfin, với sức mạnh vượt trội này, Tokyo không sợ bị bao vây nhưng cảm thấy bị đe dọa. Quyển sách trắng quốc phòng năm 2010 đã đề nghị « tái phối trí chiến lược » và đã được chính phủ Shinzo Abe chấp thuận tiến hành : đem lực lượng trấn đóng ở phía bắc (đối phó với Nga) tập trung về phía nam (đề phòng Trung Quốc).

Tháng hai năm nay, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định « Nhật Bản đã trở lại » khi nói về các vấn đề kinh tế thế giới và an ninh quốc tế. Ông cũng cam kết sẽ « bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và dân Nhật bằng mọi giá ».

Quân đội Nhật Bản trên đường hồi phục sức mạnh cho đến nay không làm cho các nước trong khu vực lo sợ. Philippines tuy là nạn nhân của quân đội Thiên hoàng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến đã công khai ủng hộ Nhật Bản tăng cường vũ trang để đối đầu với Trung Quốc.

Trở ngại duy nhất cho Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là bản Hiến pháp chủ hòa mà ông tìm cách tu chính và tâm lý chống chiến tranh của dân Nhật. Tuy nhiên, để khắc phục hai cản lực này, thủ tướng Nhât có một đồng minh « khách quan » : Mối tham vọng biển đảo của Trung Quốc.

************************************************************************

Biển Đông : Phải chăng Trung Quốc ngày càng lấn lướt vì Mỹ “thụ động” ?

Các tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc hiện diện ở vùng biển Hoa Đông cũng như Biển Đông (REUTERS)
Các tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc hiện diện ở vùng biển Hoa Đông cũng như Biển Đông (REUTERS)

Trong những ngày qua, không ngày nào không thấy báo chí loan tin về các hoạt động của các tàu Hải quân, Hải tuần, hay Hải giám, Ngư chính của Trung Quốc tại Biển Đông. Những hành động của các đội tàu này càng lúc càng có vẻ coi thường các láng giềng, từ việc bắn cháy ca bin tàu đánh cá Việt Nam gần Hoàng Sa, cho đến việc kéo xuống vùng cực nam Biển Đông thị uy ngay trước một bãi san hô mà Malaysia tuyên bố chủ quyền.

Một số nhà phân tích đã gắn liền các động thái quyết đoán mới của Trung Quốc với thái độ gần như là thụ động của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Thực tế cần ghi nhận đầu tiên là tàu thuyền Trung Quốc trong thời gian gần đây đã tung hoành tại Biển Đông như ở chỗ không người, và sẽ tăng gia hoạt động trong thời gian sắp tới.

Lưu Tứ Quý (Liu Cigui), tân lãnh đạo Cục Hải dương Quốc gia, cơ quan vừa được Trung Quốc thành lập, sát nhập ba lực lượng bán quân sự có hoạt động tại vùng Biển Đông là Hải quan, Hải giám và Ngư chính, đã không ngần ngại xác nhận với tờ Nhân dân Nhật báo vào hôm nay, 01/04/2013, là họ sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra thường xuyên tại tất cả các vùng biển chung quanh Trung Quốc, trong đó có Biển Đông, để bảo vệ « quyền lợi trên biển » của Trung Quốc.

Ví dụ cụ thể mà nhân vật này nêu ra là duy trì đảo Hoàng Nham ngoài Biển Đông dưới quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc. Đảo này chính là bãi Scarborough Shoal mà Philippines tuyên bố chủ quyền dưới tên gọi Panatag, đã bị tàu bán quân sự của Trung Quốc khống chế sau một cuộc đối đầu với hải quân Philippines từ tháng Tư năm 2012.

Trung Quốc ngày càng thúc đẩy chiến lược dùng các lực lượng mà họ ngụy trang dưới vỏ bọc dân sự để áp đặt quyền kiểm soát thực tế trên toàn bộ Biển Đông. Hành động mới nhất theo chiều hướng này là cho chiếc tàu Ngư Chính 312 vừa tu bổ xong xuống tuần tra tại vùng quần đảo Trường Sa. Báo chí Trung Quốc đã nhất loạt ca ngợi chiếc tàu « tuần tra ngư nghiệp » lớn nhất trong đội tàu Ngư chính, và không che giấu việc chiếc tàu này thực chất là một chiến hạm được biến thành tàu dân sự.

Song song với các đội tàu gọi là phi quân sự, Hải quân Trung Quốc không ngần ngại phô trương thanh thế, và mới đây đã hoàn tất một cuộc tập trận thứ hai từ đầu năm đến nay tại Biển Đông, lần này huy động đến tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, cũng được báo chí Trung Quốc phô trương là thuộc lớp tàu đổ bộ hiện đại nhất và lớn nhất của Trung Quốc.

Đội tàu chiến, chở theo lính thủy quân lục chiến, đã không ngần ngại kéo xuống tận vùng cực nam của Biển Đông để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên bãi san hô James Shoal mà Kuala Lumpur tuyên bố chủ quyền, chỉ cách bờ biển Malaysia 50 hải lý.

Đối với giới quan sát, động thái này rõ ràng là nhằm bắn đi tín hiệu cho thấy là chính quyền Trung Quốc quyết tâm đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả tại một vùng xa xôi như James Shoal.

Nhân cuộc tập trận này, báo chí Trung Quốc còn công bố hình ảnh Tư lệnh hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đích thân lên ủy lạo chiến sĩ trên đảo Subi Reef (tên Việt Nam là Đá Xu Bi) thuộc vùng Trường Sa mà họ chiếm đóng từ năm 1988 và gọi là Chử Bích Tiều, bên trên có xây nhiều nhiều cơ sở kiên cố.

Cho dù tàu thuyền Trung Quốc đã liên tiếp có những hành động “diễu võ giương oai” như vậy, Hoa Kỳ trong thời gian qua đã giữ thái độ lặng lẽ khác thường. Điều đó đã khiến một số nhà phân tích tự hỏi là phải chăng chính thái độ thụ động của Mỹ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc hung hăng thêm.

Tờ báo Mỹ USA Today, số ghi ngày 27/03/2013 vừa qua đã trích dẫn nhiều nhà phân tích để cho rằng sở dĩ Bắc Kinh đã có những động thái bạo dạn như kể trên, đó chính là vì Mỹ đã không thấy có phản ứng gì.

Theo ghi nhận của ông Michael Auslin, chuyên gia về Đông Á thuộc viện American Enterprise, thì sự kiện Hải quân Trung Quốc dám kéo xuống vùng cực nam Biển Đông để thị uy, chứng tỏ là chính sách gọi là « xoay trục » qua châu Á của chính quyền Obama đã không mang lại kết quả nào cho các nước trong vùng, hàm ý là trong việc ngăn chặn tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

Chuyên gia Auslin đã phê phán gay gắt thái độ thụ động của Hoa Kỳ : « Chúng ta đang mất uy tín trước các đồng minh và bạn bè bằng thái độ đứng bên ngoài của mình. Trung Quốc đã lý giải thái độ bất động của Mỹ như là một đèn xanh cho phép họ đi tiếp ».

Đối với ông Michael Auslin, Hoa Kỳ cần phải có phản ứng năng động hơn, chẳng hạn như gia tăng tần suất hoạt động trong vùng của các tàu chiến Mỹ, để cho Trung Quốc thấy là họ không thể tiếp tục “múa gậy vườn hoang”.

Theo chuyên gia này, phản ứng đó cũng sẽ giúp cho các đồng minh của Mỹ trong vùng tự tin hơn vì thấy rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đương đầu với các thách thức do Trung Quốc đặt ra.

(http://www.viet.rfi.fr/)

**********************************************************

‘Đoàn Văn Vươn – từ công lý đến bạo lực’

Hồng Ngọc

Gửi cho BBC Việt ngữ từ Sài Gòn

Ông Đoàn Văn Vươn
Ông ĐoànVăn Vươn bị bắt giữ từ tháng 01/2012 và có thể bị xử với tội danh “mưu sát”

Ở nơi mà công lý không được thiết lập thì bạo lực tất yếu nảy sinh, như là bản năng sinh tồn của con người được kéo dài từ thời động vật hoang dã.

Thế giới hoang dã được thiết lập trật tự dựa trên sức mạnh của bạo lực, một phần của cuộc cạnh tranh sinh tồn.

Trong cùng một loài, do đặc điểm tương tự nhau về nhu cầu thức ăn, nơi cư trú, và bạn tình khiến chúng phải cạnh tranh nhau, vì nguồn lực là hữu hạn.

Không có trọng tài phân xử, không có nguyên tắc cho cuộc chơi, chúng chỉ có thể tự phân xử bằng trận chiến, mà kẻ chiến thắng sẽ có được điều mình muốn, và kẻ thất bại chấp nhận những quyền lợi thấp hơn. Nhưng không có sự tiêu diệt giữa đồng loại.

Loài người tiến hóa hơn tất cả các sinh vật khác trên trái đất về nhu cầu và trí tuệ. Trận chiến giữa con người với nhau có thêm vũ khí, có tính tổ chức, thậm chí cả danh nghĩa cho cuộc chiến. Vì thế nó tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến của các sinh vật khác.

Nhu cầu của các sinh vật khác là hữu hạn. Nó chỉ cần ăn no đủ, có một chỗ trú thích hợp, và có đủ bạn tình để đáp ứng nhu cầu giao phối – truyền giống hữu hạn.

Nhu cầu của con người thì vô hạn, không chỉ ăn no mà còn muốn ăn của ngon vật lạ. Không chỉ có chỗ ở, mà còn muốn biệt thự, lâu đài ở khắp nơi. Không chỉ đủ bạn tình để giao phối mà còn để chiếm hữu, thậm chí là hàng ngàn cung tần mỹ nữ!

Nhu cầu vô hạn thì bạo lực cũng vô hạn. Không chỉ dừng lại ở phân xử thắng thua để giải quyết nhu cầu trước mắt, cuộc chiến bạo lực của con người bị đẩy đến mức tiêu diệt lẫn nhau.

‘Hậu quả thiếu công lý’

“Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm”

Mới đây thôi, thế kỷ 20 đã chứng kiến vô vàn cuộc chiến tranh. Chỉ hai cuộc Thế chiến, và hai cuộc “cách mạng” của hai nước lớn mà bản chất là thanh trừng kiểu tiêu diệt nhau đã khiến hàng trăm triệu người chết.

Thế chiến I là nguyên nhân của Thế chiến II chỉ sau hai thập kỷ, bởi đòi hỏi bồi thường chiến tranh của bên thắng cuộc đã làm kiệt quệ bên thua cuộc, khơi dậy chủ nghĩa sô vanh và khát vọng trả thù của bên thua cuộc.

Kết thúc Thế chiến II, nước Mỹ – buộc phải tham chiến vì bị tấn công – là một đại biểu của bên chiến thắng đã không đòi bồi thường chiến tranh từ những kẻ thất bại, thậm chí còn rót tiền vào công cuộc Tái thiết châu Âu và Nhật Bản. Hận thù giữa họ chấm dứt, và hòa bình giữa họ sau gần 7 thập kỷ vẫn được duy trì một cách chắc chắn.

Sự khác biệt về hậu quả giữa hai cuộc Thế chiến cho thấy rằng, sử dụng bạo lực để chà đạp và cưỡng đoạt thì sẽ bị đáp trả bởi bạo lực, và vòng xoáy ấy không bao giờ chấm dứt. Nhưng sử dụng bạo lực để vãn hồi trật tự, vì tự do, hòa bình và thịnh vượng chung thì bạo lực thậm chí được ca ngợi, vì đó chính là bảo vệ công lý.

Công lý chính là thứ khiến con người vượt lên trên động vật, nó giúp con người giải quyết tranh chấp mà không cần dùng đến bạo lực như động vật.

Công lý là giá trị chung cho hòa bình và thịnh vượng trong lòng các dân tộc văn minh. Và nó đang trên đường trở thành giá trị chung giữa các dân tộc, để con người thoát khỏi việc tự hủy diệt mang tính loài.

Thiếu công lý thì hòa bình chỉ là tạm thời, và thịnh vượng chung chỉ là giấc mơ.

Vụ Đoàn Văn Vươn
Công an, quân đội và chính quyền Hải phòng trong vụ cưỡng chế đất đai đối với gia đình ông Vươn

Mọi nhà nước thế tục đều tuyên bố rằng mình nắm quyền là vì công lý, vì lợi ích của nhân dân. Nhưng thực tế không đơn giản như thế.

Nhà nước trong hình thức tổ chức của nó là hệ thống các thể chế: quốc hội xây dựng luật và duyệt định hướng chính sách; chính quyền là cơ quan công quyền thực thi chính sách; tòa án được ủy quyền để bảo vệ luật pháp và công lý. Mối quan hệ giữa chúng với nhau được định hình trong hiến pháp.

Nhưng trong trong tính hiện thực của nó, nhà nước nằm trong tay các cá nhân đang nắm quyền: tổng thống Mỹ lúc này là Obama, vị Chánh án Tòa án tối cao Mỹ đương nhiệm là John Roberts…

Khi các thể chế đủ mạnh và đối trọng, kiểm soát lẫn nhau, vai trò của cá nhân là thứ yếu, và nhà nước cai trị bằng luật pháp. Luật pháp chính là hiện thân của công lý ở thời điểm đó. Nếu có điều nào đó bị coi là bất công, sẽ có quy trình cho việc sửa chữa để luật pháp đến gần hơn với công lý.

Khi các thể chế yếu hoặc được đặt sai lệch, như cơ quan công lý đặt dưới cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền lại bị dẫn dắt bởi cá nhân lãnh đạo, đó là lúc luật pháp chỉ để trang trí. Vì cơ quan công lý không còn bảo vệ công lý nữa, mà phải bảo vệ cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền thì phải bảo vệ cá nhân nắm quyền. Công lý bị đánh mất, còn cá nhân lãnh đạo thì tha hồ trục lợi.

Vì nhu cầu của con người là vô hạn, nên sự trục lợi cũng vô hạn. Mà đã vượt qua giới hạn thông thường thì không tránh khỏi việc sử dụng bạo lực, nhân danh quyền lực nhà nước. Và hệ quả là sự phản kháng bằng bạo lực cũng khó tránh khỏi của kẻ bị tước đoạt một cách bất công.

‘Nạn nhân hay tội phạm?’

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn”

Vụ Tiên Lãng là một ví dụ, khi chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã không hành xử vì công lý trong vụ cưỡng chế đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Gác lại việc chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam đã gần với công lý hay chưa, thì việc thu hồi đất đã là trái với công lý.

Nó không chỉ trái với luật pháp hiện hành – như kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – mà còn tước đoạt niềm tin của dân chúng với nhà nước khi chính quyền Tiên Lãng lật lọng với lời hứa – đã được ghi vào biên bản hòa giải của Tòa án nhân dân Hải Phòng – về việc cho gia đình ông Vươn tiếp tục thuê đất nếu rút đơn, để rồi tổ chức cưỡng chế đất, thậm chí phá hoại tài sản công dân bằng bạo lực sau khi ông Vươn rút đơn.

Khi tổ chức đại diện cho công lý chà đạp lên công lý là lúc con người ta quay về với ứng xử bản năng của loài vật: dùng bạo lực đáp trả bạo lực. Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm. Trong ngôn ngữ pháp lý, tình huống của gia đình ông Vươn được gọi là “phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, khi bị đối xử một cách bất công có hệ thống và không lối thoát.

Tìm cách sửa chữa những bất công, với việc xét xử gia đình ông Vươn một cách công bằng, và sửa chữa những khiếm khuyết về thể chế đã dẫn đường cho sai phạm của chính quyền huyện Tiên Lãng là cách để nhà nước giành lại niềm tin từ dân chúng rằng mình bảo vệ công lý và sẽ theo đuổi công lý. Vì chỉ có công lý mới chấm dứt được vòng xoáy của bạo lực.

Trái lại, nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn.

*************************************

Dân và Đảng ở Việt Nam sợ lẫn nhau?

Nguyễn Hùng

Nguyễn Hùng

bbcvietnamese.com

Nông dân chở mít ở Đắk Lắk
VN thôi phạt xe không chính chủ nhưng muốn bắn vào chủ phương tiện nếu cần

Bình về quan hệ giữa dân và chính quyền, kiến trúc sư chính của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ Thomas Jefferson viết:

“Khi dân sợ nhà nước ắt sinh bạo chúa, khi nhà nước sợ dân tất có tự do.”

Nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay, vế đầu của câu nói này có vẻ đúng hơn so với vế sau.

Nhưng cũng đã có những dấu hiệu cho thấy sự bất tuân của người dân đã ngày càng tăng về cả số lượng và cường độ trong khi chính quyền thể hiện sự sợ hãi, và ở góc độ nào đó sự phục thiện.

Động thái gần đây nhất về sự lùi bước của chính quyền trước phản ứng của người dân là việc Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng Bấm vào đây lại một thông tư về phạt xe không chính chủ hôm 11/3.

Quyết định của Bộ Giao thông đưa việc phạt xe không chính chủ vào quy định xử phạt hành chính trong giao thông cuối năm ngoái đã gây ra làn sóng phản đối với cả một video tự chế trên YouTube kèm theo lời lẽ đả phá ông Thăng mà nay đã được gần nửa triệu người xem.

Hôm 6/3, trong một quyết định có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều lần, người đứng đầu ngành lập pháp Nguyễn Sinh Hùng Bấm vào đây kéo dài thời hạn đóng góp ý kiến cho sửa đổi Hiến Pháp tới hết tháng Chín thay vì khóa sổ vào 31/3.

Trước đó thành phố Hà Nội thậm chí còn tuyên bố sẽ Bấm vào đây lấy ý kiến vào ngày 7/3.

Trong đợt góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp lần này, hàng ngàn công dân đã đi theo khẩu hiệu “điều duy nhất cần sợ chính là nỗi sợ” và kêu gọi bỏ Điều 4 nói về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Họ nói rằng Việt Nam đã có hàng ngàn năm lịch sử và sự tồn tại nhất thời của một chính đảng, cũng như các triều đại phong kiến trước đây, không phải là điều bất biến để có thể đưa vào Hiến Pháp.

Có người còn so sánh chính quyền hiện nay với chính quyền phong kiến khi gọi họ là triều đình “nhà Sản”.

Công an lùi bước

Quyết định kéo dài thời gian lấy ý kiến của người dân được ông Nguyễn Sinh Hùng công bố sau khi chính ông công khai chỉ trích một số ý kiến đóng góp mà ông nói là không trái luật nhưng “không đúng quy định”.

Nhưng cũng ông Hùng chính là người góp phần mang lại sự xuống thang của Bộ Công an hồi cuối tháng Hai.

Ông Nguyễn Sinh Hùng
Ông Nguyễn Sinh Hùng phản đối việc bỏ hộ khẩu của người ra nước ngoài và vào tù

Hôm 28/2, bộ đầy quyền lực đã phải Bấm vào đây đề xuất xóa đăng ký thường trú của người đi nước ngoài trên hai năm và đi tù.

Ngoài sự phản đối của người dân, ông Hùng cũng lên tiếng trong vai trò người đứng đầu cơ quan đại diện lớn nhất của người dân:

“Cớ gì tôi đi nước ngoài mà ông ở nhà xóa tên tôi, đến quốc tịch mà tôi còn được giữ nữa là?”

“Tự do gì mà tôi vừa ra khỏi nhà đi nước ngoài một cái thì ông bảo ông xóa tên tôi trong sổ? Cái sổ của ông rất to, ông chỉ cần chú thích trong đó là tôi đi vắng, chứ làm gì phải xóa?”

Là người đã có hàng loạt các chuyến công du tới các nước trên thế giới, ông Hùng có lẽ cũng hiểu hộ khẩu là khái niệm chỉ tồn tại ở một số nhỏ các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, nước được xem là đã đẻ ra hộ khẩu từ trước Công Nguyên.

Đây có thể xem là một dạng phân biệt đối xử dựa trên nơi cư trú và quyền “tự do cư trú” được quy định trong Hiến Pháp đã không đồng nghĩa với việc được đối xử bình đẳng tại mọi nơi cư trú.

Lùi một tiến hai?

Nhưng sau khi xuống nước về hộ khẩu, phiền toái vốn có thể được giải quyết bằng tục lót tay, Bộ Công an lại đưa ra đề nghị gây tranh cãi hơn.

Đó là quyền được nổ súng vào dân trong một số trường hợp mà các Bấm vào đây đã ngay lập tức coi là trái Pháp lệnh và cả Hiến Pháp.

Đòi hỏi được quyền bắn vào người điều khiển phương tiện giao thông nếu cảnh sát nghĩ rằng họ có thể “gây hậu quả nghiêm trọng” đang hứng chịu cơn thịnh nộ của nhiều người dân.

Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: “Trong khi người dân đang cần được bảo vệ trước sự lạm quyền của người thi hành công vụ, đặc biệt là công an thì Bộ lại đề nghị cho CA dùng súng bắn dân chống người thi hành công vụ.”

Ông Huy Đức cũng nói cần có thống kê về chuyện số dân bị công an đánh và bị chết cùng với số công an bị dân đánh tử vong để có thể đưa ra gợi ý thay đổi pháp luật.

Đề nghị của Bộ Công an cho thấy cách nhìn của họ về sự cần thiết phải xử lý những người mà họ nghĩ rằng sẽ phạm tội thay vì những tội phạm.

Cách nghĩ này ở những nước cộng sản đã khiến người ta nghĩ ra những chuyện tiếu lâm như chuyện một cô gái bị ông trưởng thôn bắt vì có dụng cụ nấu rượu lậu liền hô to “hiếp dâm”.

Bị trưởng thôn phản đối, cô gái nói nếu cô bị quy vào tội nấu rượu chỉ vì có dụng cụ nấu rượu thì trưởng thôn đã sẵn có “dụng cụ hiếp dâm”.

Cảnh sát giao thông
Công an Việt Nam muốn được quyền bắn người tham gia giao thông khi họ bị đe dọa

Tâm lý cần chấn chỉnh tư duy và suy nghĩ bên cạnh hành vi ở Việt Nam cũng thể hiện qua vụ trang điểm tin Ba Sàm bị tấn công.

Cũng như các vụ đánh sập trang bauxite Việt Nam trước đây, công an gần như chắc chắn sẽ không vào cuộc để tìm ra thủ phạm của các vụ tấn công mạng.

Những người cầm quyền ở Việt Nam không nói ra nhưng họ muốn các công dân hiện đại phục tùng họ như những thần dân của những thế kỷ trước.

Nhiều người trong giới lãnh đạo không thể chấp nhận quan điểm mà một nhà bất đồng chính kiến của Việt Nam dẫn rằng chính quyền “như tã lót” và cần phải thay thường xuyên để đảm bảo sự sạch sẽ.

Đa số các đối tác chiến lược của Việt Nam trong đó có Anh Quốc đã coi việc “chống” nhà nước là quyền của người dân và thậm chí trang bị cho họ vũ khí để làm như vậy qua việc cho phép tự do lập đảng, tự do biểu tình và tự do xuất bản.

Trong thời hiện đại ở Việt Nam, câu nói của Thomas Jefferson có thể được bổ sung bằng:

“Khi dân sợ Đảng, ắt sinh bạo chúa, khi Đảng sợ dân, tất có tự do.”

******************************************************

‘Ba kịch bản chính trị Việt Nam’

BMI nói kịch bản tốt nhất là Đảng Cộng sản dần chuyển sang tự do hóa chính trị

Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối diện với một nhiệm vụ khó khăn trong việc bảo vệ hệ thống độc đoán, giữa lúc áp lực đòi cải cách dân chủ đang ngày càng tăng cao.

Đây là nhận xét của hãng tư vấn ở London, Business Monitor International ( Bấm BMI), được đưa ra trong Bấm bản phúc trình mới nhất, dự báo tình hình kinh doanh của Việt Nam trong thời gian từ nay tới 2022.

Trong bản phúc trình mới nhất, công bố cho quý hai năm 2013, công ty độc lập chuyên thu thập và đánh giá rủi ro chính trị và kinh doanh có trụ sở tại London nói rằng về ngắn hạn, mức độ rủi ro chính trị của Việt Nam là tương đối thấp, nhưng về mặt dài hạn lại gây quan ngại.

BMI đánh giá rằng câu hỏi lớn nhất mà chính trị Việt Nam đang gặp chính là những lời kêu gọi đòi phải dân chủ hóa, trong lúc về mặt chính sách ngoại giao thì việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ đẩy Việt Nam gắn bó hơn với nhóm các nước Á châu có quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ.

Theo cách tính toán xếp hạng của BMI, Việt Nam đạt 76,9, tức trên trung bình trong khu vực đối với mức rủi ro chính trị ngắn hạn (73,2), đứng thứ chín. Đứng đầu là Singapore (94,8), tiếp theo là Brunei Darussalam (90,6).

BMI xếp hạng rủi ro chính trị dài hạn

  1. Nam Hàn 84,2
  2. Singapore 80,6
  3. Đài Loan 75,4
  4. Hong Kong 72,9
  5. Trung Quốc 67,4
  6. Malaysia 67,2
  7. Ấn Độ 65,7
  8. Brunei Darussalam 65,6
  9. Philippines 62,8
  10. Bangladesh 62,6
  11. Thái Lan 61,8
  12. Sri Lanka 60,2
  13. Indonesia 60,0
  14. Campuchia 58,9
  15. Việt Nam 57,7
  16. Bắc Hàn 55,2
  17. Papua New Guinea 54,8
  18. Pakistan 52,7
  19. Bhutan 51,0
  20. Lào 44,5
  21. Miến Điện 37,5

Trung bình khu vực 62,6/toàn cầu 63,4/các thị trường đang nổi 59,8

Tuy nhiên, ở phần xếp hạng độ rủi ro dài hạn, theo BMI, Việt Nam chỉ đạt 57,7, dưới mức trung bình (62,6) và đứng thứ 15 trên tổng số 21 quốc gia khu vực. Trong bảng này, Nam Hàn được cho là an toàn nhất, đạt 84,2 điểm, với Miến Điện đứng chót (37,5).

BMI cũng đưa ra ba kịch bản cho khả năng thay đổi chính trị Việt Nam trong thời gian tới, gồm tình huống cơ bản, tình huống tốt nhất, và tình huống xấu nhất.

Kịch bản một: Chế độ kỹ trị

Theo kịch bản này, Đảng Cộng sản VN biến chuyển thành một chế độ kỹ trị, theo đó BMI dự đoán Đảng sẽ chuyển hướng để chính phủ nhắm vào việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng.

Với hướng đi này, BMI nhận định nhiều thanh niên vào Đảng nhằm thăng tiến trong sự nghiệp và phục vụ đất nước chứ không phải vì lý tưởng cộng sản.

Do vậy, BMI dự đoán các cải cách kinh tế sẽ được tiếp tục, bất chấp những lời chỉ trích từ các thành viên lớn tuổi, bảo thủ trong Đảng.

Tuy nhiên, BMI đánh giá là trong kịch bản này, việc các nhà hoạt động đòi dân chủ và những người chỉ trích chính phủ có những giai đoạn bị đàn áp mạnh tay chính là chỉ dấu cho thấy việc tự do hóa chính trị vẫn là điều chưa được chấp nhận.

Kịch bản hai: Từng bước tự do hóa chính trị

Theo BMI, đây sẽ là tình huống tốt nhất, với việc Đảng Cộng sản áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị, như mở rộng vai trò của Quốc hội, chấp nhận một cách dễ dàng hơn những ý kiến khác ở ngay trong cùng Đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.

Theo kịch bản này, BMI cho rằng Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi phối tương tự như mô hình ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng trong các kỳ bầu cử.

Hiện đang có nhiều kêu gọi phải sửa đổi điều 4 Hiến pháp, qua đó thách thức sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản

Nếu nhìn xa hơn, thì những gì đã xảy ra ở Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản cho thấy mô hình hệ thống một đảng nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối lập. Tuy nhiên, BMI nhận định trong trường hợp Việt Nam thì con đường này có lẽ chỉ xảy ra sau hơn một thập niên nữa.

Kịch bản ba: Bạo loạn và đàn áp bạo lực

Là khả năng xấu nhất, với những bước đi sai lầm nghiêm trọng về mặt chính sách, dẫn tới một giai đoạn biến động kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát chóng mặt khiến mức độ sung túc bị xói mòn, theo BMI.

Tình hình này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng BMI đánh giá rằng trước các cuộc biểu tình rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh đạo, một bộ phận trong Đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực.

Tuy nhiên, theo BMI, việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình đường phố như từng xảy ra Bấm tại Bắc Kinh hồi 1989 hay tại Miến Điện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt.

Mà nếu vậy, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với không chỉ tình trạng bị cô lập về mặt ngoại giao mà còn bị suy yếu kinh tế do ảnh hưởng tới việc xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, BMI đánh giá.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130311_bmi_view_viet.shtml

************************************************

Đảng đang khủng hoảng?

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-03-04

03042013-vietha.mp3Phần âm thanhTải xuống âm thanh

000_Hkg4466688-305.jpg

Bên ngoài địa điểm tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 17 tháng 1 năm 2011.

 

Bài viết được đăng tải trên http://yaleglobal.yale.edu/content/vietnam-reform-economy-reorient-foreign-policy sau đó đã được dịch sang tiếng Việt với tựa khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, và được lan truyền rộng rãi trên mạng. Theo nhận định của tác giả, hiện Đảng cộng sản Việt nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với những giai đoạn trước kia.

Khủng hoảng kinh tế và lòng tin

Việt Hà: Thưa ông, trong bài viết mới đây, ông nói khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, trong đó ông có nói về khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng nào là đáng sợ nhất cho sự tồn vong của Đảng vào lúc này và vì sao?

David Brown: Hai vấn đề này có liên quan với nhau. Khi kinh tế phát triển, rất ít người phàn nàn về sự độc tài chính trị của Đảng. Bây giờ khó khăn kinh tế động chạm tới gần như tất cả mọi người, đến mức mà người dân cho rằng nền kinh tế đã không được điều hành tốt. Bởi vì đảng chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc lãnh đạo đất nước nên dân đổ lỗi cho Đảng. Lạm phát, sự sụp đổ của thị trường bất động sản và chứng khoán, khó khăn trong việc nhận vốn vay kinh doanh hoặc thu tiền nợ là những vấn đề đụng chạm hầu hết mọi người và làm suy giảm lòng tin vào Đảng.

Việt Hà: Đảng cũng đã gặp nhiều những khó khăn trước kia, trong hai cuộc chiến tranh, trước thời kỳ đổi mới. Thời kỳ nào Đảng cũng có những người bất đồng chính kiến, nhưng dường như chưa bao giờ những khó khăn lại như lúc này, đến mức lãnh đạo Đảng phải thừa nhận. Những nhân tố nào đã dẫn đến tình hình này?

David Brown: Năm 1986, Đảng nhận thấy chủ nghĩa xã hội theo kiểu Liên Xô không đáp ứng được nhu cầu kinh tế của Việt Nam và đã đưa ra những điều chỉnh có tính quyết định. Bây giờ rõ ràng là quản lý kinh tế cần phải được điều chỉnh nữa để đáp ứng với đòi hỏi gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, dường như đảng không thể có được một sự nhất trí về những đổi mới. Có lẽ bởi vì những bất đồng giữa các phe nhóm trung thành với các lãnh đạo cấp cao, hoặc có thể bởi vì những hành động cần thiết này sẽ làm ảnh hưởng tới những mối quan hệ mang lại lợi lộc, ví dụ giữa các lãnh đạo công ty nhà nước và các quan chức cấp cao điều hành họ.

Lạm phát, sự sụp đổ của thị trường bất động sản và chứng khoán, khó khăn trong việc nhận vốn vay kinh doanh hoặc thu tiền nợ là những vấn đề đụng chạm hầu hết mọi người và làm suy giảm lòng tin vào Đảng.
– David Brown

Việt Hà: Trong bài viết của mình, ông đề cập đến cuộc đấu đá nội bộ trong đảng, thời gian gần đây dường như cuộc đấu đá này có vẻ hơi lắng xuống so với trước kia, theo ông có phải vì Đảng lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hay còn vì một nguyên nhân nào khác?

David Brown: Tôi đã đề cập đến thách thức của Chủ tịch nước với Thủ tướng chỉ để nói rằng việc đó không phản ánh những bất đồng cơ bản giữa họ về việc có nên có đổi mới hay không. Hội nghị Trung ương 6 thống nhất với những điều chỉnh nhỏ nhưng quan trọng trong việc cân bằng quyền lực nội bộ nhưng tôi chưa thấy Đảng tiến gần hơn tới sự nhất trí trong nội bộ về những đổi mới kinh tế hay chính trị so với 1 năm trước kia.

Hy vọng đổi mới mong manh

gdtd.vn-250.jpg
Một buổi họp trực tuyến lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp. Photo courtesy of gdtd.vn

Việt Hà: Mới đây, Việt Nam cũng kêu gọi dân góp ý dự thảo hiến pháp. Đã có nhiều ý kiến đóng góp, hưởng ứng đợt kêu gọi này. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là một cách làm của Đảng để đáp lại sự bất mãn trong dân chúng, để lấy lại lòng tin trong dân nhưng không thực chất, ông nhận định thế nào?

David Brown: Đúng vậy, đã có một sự tranh luận sôi nổi, như đã thấy ở Quốc hội, trên báo chí lề phải và trên các diễn đàn internet, các trang blog. Điều này đã nâng cao nhận thức cho mọi người về những thay đổi có thể. Tuy nhiên, đặc biệt là sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh ủy Vĩnh PHúc, dường như có nhiều người nhận ra rằng những thay đổi đáng kể trong hiến pháp có thể là rất hiếm. Có lẽ điều này phản ánh vẫn chưa có sự thống nhất về đổi mới trong Đảng. Những người ở trong và ngoài Đảng đang hy vọng vào những đổi mới rất có thể sẽ bị vỡ mộng.

Việt Hà: Thưa ông, gần đây Tổng Bí Thư và Chủ tịch Quốc hội đều lên tiếng phê phán những người tham gia đóng góp ý kiến vào hiến pháp, kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp, theo ông tại sao họ lại làm vậy?

David Brown: Tổng Bí Thư dường như đã hướng bình luận của mình đặc biệt vào các đảng viên, những người đang nuôi ý tưởng về việc giới hạn quyền lực độc tôn của Đảng, hoặc cho phép thành lập các Đảng đối lập, hoặc làm cho nhánh tư pháp được độc lập hơn, hoặc phi chính trị hóa quân đội. Dường như ông ta và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều đang cảnh giác vì nhiều người đã lên tiếng ủng hộ những ý tưởng cấp tiến như vậy. Họ đưa ra tín hiệu rằng sẽ không có thỏa hiệp đối với những ý kiến này.

Việt Hà: Liên quan đến hiến pháp mới, các trang blog, trang mạng (ngoài luồng) đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin, theo ông điều này có gây sức ép lên báo chí chính thống?

Sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh ủy Vĩnh PHúc, dường như có nhiều người nhận ra rằng những thay đổi đáng kể trong hiến pháp có thể là rất hiếm.
– David Brown

David Brown: Trên cái gọi là diễn đàn blog (blogosphere), tất cả mọi ý kiến đều được trình bày, không quan trọng đó là ý kiến quá cấp tiến hay vô vọng. Đối thoại tự do này đã giúp cho việc hình thành các ý tưởng có tính triết học và xây dựng niềm tin của những người tham gia rằng những gì họ tin được chia sẻ bởi nhiều người khác và vững chắc về đạo đức, không phải là suy thoái.

Tranh luận trên truyền thông đại chúng, đặc biệt trên báo chí, thực tế hơn. Nó thử sự sẵn sang của chế độ trong việc xem xét những đổi mới cụ thể và cũng giúp cho thấy những suy nghĩ như thế nào về những đề nghị sửa đổi hiến pháp được đưa ra. Trên truyền thông lề phải, cũng có một đối thoại giữa các quan chức cấp cao với công dân, bao gồm cả những chuyên gia, những nhà cách mạng lão thành và các đại diện của ‘xã hội dân sự’.

Cuối cùng, có một đối thoại bên trong nhà nước và đảng. Các công dân bình thường chỉ có một cái nhìn rất mờ về đối thoại tại diễn đàn này. Họ chỉ có thể hy vọng là những người tham gia đã đặt sự chú ý vào tranh luận đại chúng và sẽ đưa ra quyết định thực sự tôn trọng ý kiến của công chúng.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Theo dự kiến ban đầu, việc lấy ý kiến của người dân cho hiến pháp sửa đổi sẽ kéo dài cho đến ngày 31 tháng 3, tuy nhiên sau những phát biểu của Tổng Bí Thư và Chủ tịch Quốc hội về các ý kiến đòi bỏ điều 4 hiến pháp và phi chính trị hóa quân đội, vào ngày 27 tháng 2 vừa qua, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết sẽ kết thúc quá trình lấy ý kiến người dân trước thời hạn 1 tháng. Một số bloggers trong nước cho rằng việc lấy ý kiến người dân cho hiến pháp trong một thời gian quá ngắn như vậy là không hợp lý.

**********************************************************

Bình Nhưỡng dám “biến Washington thành biển lửa”?

nuke-bomb

Hình ảnh một vụ nổ hạt nhân ukraine.business.com

Lãnh tụ Kim Jong-Un vừa hủy bỏ hiệp ước bất tương xâm, đóng cửa biên giới chung với Nam Hàn qua ngã Bàn Môn Điếm. Đó là những hành động mới nhất gây tình hình căng thẳng đáng ngại trên bán đảo Triều Tiên.

Tình hình “đặc biệt nguy hiểm”

Nhà độc tài trẻ tuổi còn ra lệnh cho quân đội Bắc Hàn chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh và sẵn sàng tung ra cuộc tấn công trước, một khi tình hình trở nên “sôi bỏng”.  Nhưng Kim Jong-Un không nói rõ thế nào là “tình hình sôi bỏng”.

Biên giới chung chỉ là một khu văn phòng nhỏ bé trên ranh giới ngưng chiến, nơi giới lãnh đạo chính trị hay quân sự của hai nước có thể gặp gỡ đàm luận. Đó cũng là nơi biểu hiệu cho tinh thần sẵn sàng thảo luận hoà bình của cả hai bên.

missile-250
Hỏa tiễn Bắc Hàn rời dàn phóng – weaselzipper.us.com photo

 

Dù sao, những lời lẽ hiếu chiến cường điệu dầy khiêu khích của Kim Jong-un đột nhiên tăng vọt cường độ là một điều nguy hiểm đặc biệt. Nhà nghiên cứu Michael Auslin của Viện Nghiên cứu American Enterprise nêu nhận định như vậy với đài truyền hình quốc tế CNN.  Vì sao? Ông nói tiếp: vị Tổng thống mới của Nam Hàn, bà Park Geun-Hy không thể để cho người dân nghĩ là bà vội lùi bước trước những lời đe dọa, trong khi Kim Jong-Un có thể cảm thấy rằng  vụ phóng hỏa tiễn liên lục địa và vụ thử bom nguyên tử tự coi là thành công đã tạo cho ông ta khả năng gây áp lực với Seoul.  Quan điểm của hai phía có thể xoáy lẫn nhau mà cuốn họ lên tới xung đột võ trang.

Giới phân tích cho phản ứng của Bắc Hàn là biểu hiện của sự giận dữ trước những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc mới được Liên Hiệp Quốc ban hành. Thêm cay đắng và đáng giận dỗi hơn, chính đồng minh cứu tử của Bắc Hàn là Trung Quốc lại là nước đệ nạp dự thảo và yêu cầu Hội đồng Bảo An biểu quyết ủng hộ 100%.  Cơ chế an ninh của Liên Hiệp Quốc đã đồng lòng biểu quyết như vậy. Tất nhiên Bình Nhưỡng không dám trách Bắc Kinh một lời, mà đành”giận cá chém thớt” vậy thôi.

Những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào những hoạt động chuyển ngân, những  món hàng tiêu thụ xa xỉ, những cơ chế tài chính cùng những hoạt động thủ đắc kỹ thuật cao có thể giúp chế tạo vũ khí nguy hiểm.

missile-skorea
Quân đội Nam Hàn tập trận đạn thật, thực tập bắn chùm hỏa tiễn hôm 15 tháng 2, 2013- Presstv.ir photo

Loạt biện pháp trừng phạt đầu tiên sau khi Bắc Hàn phóng thử hỏa tiễn thất bại hồi năm ngoái, đã nhắm ngưng lại chương trình viện trợ thực phẩm của Hoa Kỳ. Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng ngưng viện trợ thực phẩm từ Hoa Kỳ  có thể đưa đến hậu quả 3 triệu người Bắc Hàn chết đói.

Nhưng năm ngoái vẫn không bằng năm nay. Chính loạt trừng phạt mới này đã làm lãnh đạo Bắc Hàn lông tóc dựng ngược, gây nên một chuỗi dài những lời cường điệu lảm nhảm.

Từ ngày ký thỏa ước ngưng chiến năm 1953, hai xứ Nam Bắc Hàn đã ăn miếng trả miếng trong một loạt biến cố quân sự mà thường là do Bắc Hàn gây ra trước, nhiều lần gây thiệt mạng cho dân chúng và quân đội của cả hai nước.   Tuy nhiên giới quan sát cho rằng lần này dễ xảy ra xung đột hơn cả.

Một cuộc nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington cho thấy Bắc Hàn thường tung ra một hành động khiêu khích quân sự dưới hình thức nào đó trong vòng mấy tuần lễ trước hay sau ngày một Tổng thống Nam Hàn tuyên thệ nhậm chức.  Đó là điều gần như trở thành thói tật của gia đình lãnh đạo họ Kim từ năm 1992 đến nay.

Lần này Kim Jong-Un còn đe dọa tung chiến tranh hạt nhân biến Washington thành biển lửa! Hoa Kỳ chỉ nhẹ nhàng trả lời rằng Bắc Hàn có vẻ không đủ khả năng để phóng một đầu đạn hạt nhân, và nước Mỹ thừa khả năng tự vệ trước vài ba hỏa tiễn lẻ tẻ phóng đi từ bên kia quả đất.

Ai lãnh nhận hậu quả?

Nhiều lời đàm luận khác cho rằng nếu Bình Nhưỡng phóng được một đầu đạn hạt nhân thì họ có thể tấn công ít nhất hai đồng minh của Mỹ, là Nhật Bản và Nam Hàn, nhưng cũng khó đánh tới mục tiêu.

Dù sao nếu xảy ra việc làm rồ dại đó, Bắc Hàn mới là nơi chịu lấy hậu quả thảm khốc. Hỏa tiễn tấn công của họ khó lòng “quá cảnh” hàng rào lá chắn hỏa tiễn của Mỹ-Nhật-Hàn mà hiện đang được khai triển ngày càng sâu rộng, trong khi quốc tế có cơ hội trừng phạt kẻ điên dại tự mình bước vào đường cùng, liều lĩnh gây chiến tranh hạt nhân lần đầu tiên từ gần 70 năm nay.

Trừng phạt cách nào thì còn là điều sẽ được bàn thảo, nhưng một cuộc tấn công phủ đầu như Bắc Hàn đe dọa có thể sẽ không do Bắc Hàn tung ra trước, mà chính họ phải lãnh nhận hậu quả đó ngay khi hỏa tiễn tấn công của họ sắp rời hay vừa rời khỏi dàn phóng. Hay tệ hơn nữa, Bắc Hàn có thể bị tấn công ngay từ giai đoạn chuẩn bị để “biến nước khác thành biển lửa” bằng vũ khí hạt nhân. Đó là  lúc Trung Quốc có thể được báo trước để can ngăn nước đồng minh liều lĩnh. Nhưng nếu không ngăn được, Bắc Kinh sẽ đành phải khoanh tay nhìn đàn em ngã gục, không phương cứu chữa. Trung Quốc dù sao cũng không muốn có một đồng minh lăm lăm những trái bom nguyên tử ở sát nách của mình. Càng gần càng sợ nhiều hơn.

Phản ứng đối nội?

Tuy nhiên đó chỉ là tình huống xấu nhất cho cả thế giới. Người châu Á thường nói họ hiểu rõ người châu Á hơn người phương Tây hiểu; nên nhiều ý kiến trong giới quan sát ở châu Á cho rằng gia đình lãnh đạo họ Kim, mà nay là Kim Jong-Un, mạnh tiếng hung hăng chỉ để lừa gạt và nâng cao tinh thần quân dân trong nước trước viễn ảnh đói kém sắp tới vì những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

drill-us-korea
Hải quân Mỹ-Hàn tập trận- Yonhap photo

Những lãnh đạo độc tài của Bắc Hàn từ mấy chục năm nay vẫn luôn luôn phải vừa trấn áp vừa trấn an những tư tưởng trái chiều trong một quốc gia mòn mỏi vì đói kém, mà đói kém chỉ vì lãnh đạo dồn hết tài nguyên cho một đạo quân không lồ và những khí cụ chiến tranh tiêu ngốn bạc tỉ đô la hiếm hoi mà Bắc Hàn khó lòng kiếm được, và càng khó kiếm vì hung hăng hiếu chiến mà bị cô lập, bị trừng phạt ngày càng nặng nề.

Việt-Long, RFA

********************************************************************

Web

Góp ý